70% trẻ Việt thiếu kẽm – một trong những nguyên nhân biếng ăn, thấp còi

Video: Ths.BS Trần Khánh Vân - Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói về cách bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Bữa ăn hằng ngày của người Việt thiếu thực phẩm giàu kẽm

Ths.BS Trần Khánh Vân - Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Lý giải nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt còn cao, Ths.BS Trần Khánh Vân cho rằng bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng của bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng đối với trẻ thường hay biếng ăn, hơn nữa, khẩu phần ăn của trẻ không phong phú, hơn nữa, do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Noài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm…

Theo ThS. BS Khánh Vân cho biết: Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Thiếu kẽm là nguyên nhân biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng

Theo ThS. BS Khánh Vân, kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Mâm cơm của người Việt Nam vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng. Kẽm là vi chất quan trọng nhưng lại rất dễ bị thiếu hụt bởi các bà mẹ thường ít lưu ý đến vi chất này. Hình: minh họa

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, kẽm là một vi chất đang bị thiếu nhiều nhưng chưa trở thành chương trình can thiệp cộng đồng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

“Với tăng trưởng trẻ em, kẽm tham gia rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể bởi kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau. Dù đây là vi chất quan trọng nhưng lại rất dễ bị thiếu hụt bởi các bà mẹ thường ít lưu ý đến vi chất này.

Ngoài ra, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ, ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh”, PGS Lâm cho hay.

Dấu hiệu khi thiếu kẽm

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu điển hình của việc thiếu kẽm như: Trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm. Thiếu kẽm còn gây tổn thương các biểu hiện rụng tóc, thương tổn vùng da và mắt, chậm phát triển.

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.

Tôm đồng - một trong những thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm đúng cách

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để bổ sung kẽm đúng, với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Thanh Loan

Công thức nước ép nghệ + chanh tươi + mật ong cho làn da hoàn hảo

Chữa lành vết thương

Bạn có thể sử dụng nước ép củ nghệ hay đắp bọt nghệ lên những vết thương nhỏ, và những vết sứt bị chảy máu trên da. Thành phần của củ nghệ còn chứa chất khử trùng, chất kháng khuẩn tự nhiên giúp chữa lành các vết thương nhỏ, ngừa nhiễm trùng.

Không chỉ kháng viêm, giảm đau, nước ép củ nghệ còn có chức năng tái tạo những tế bào da mới nhanh chữa lành vết thương.

Để cầm máu do những vết thương gây ra, bạn nên thoa nước ép nghệ tươi, hay đắp những lát nghệ mỏng lên vùng da bị tổn thương vài lần/ngày để việc điều trị được diễn ra liên tục, và kịp thời, vết thương nhanh lành.

Giữ cho làn da luôn khỏe đẹp

Nhờ trong thành phần có chứa chất chống oxy hóa mà nước ép củ nghệ có tác dụng giữ cho da luôn khỏe đẹp như đánh bay mụn, vết chàm, vẩy nến, và cải thiện sắc tố da. Muốn xóa sạch mụn, làm mờ sẹo, chúng ta nên thoa nước ép nghệ lên vùng da có mụn, sẹo trước khi đi ngủ, bạn để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước.

Bạn muốn làn da luôn tươi trẻ, rạng ngời bằng nước nghệ tươi, bạn nên thoa nước ép củ nghệ đều đặn hàng tuần. Nước ép củ nghệ có thể để lại màu trên da, nhưng sau khi rửa sạch vùng da bị thương bằng chất tẩy rửa an toàn hay nước ấm thì các vết màu cũng được rửa sạch một cách dễ dàng.

Nước ép nghệ pha với chanh tươi và mật ong

Nước ép nghệ pha với chanh tươi và mật ong

Công thức nước ép nghệ + mật ong + chanh tươi bổ dưỡng

Nước ép nghệ tươi rất bổ dưỡng. Hãy cùng tham khảo công thức làm nước ép nghệ hỗn hợp dưới đây

Chuẩn bị một bình sạch

Cho 1 – 2 muỗng nước ép nghệ tươi

Tiếp theo cho 1 – 2 thìa nước cốt chanh, tùy theo khẩu vị của từng người

Cho thêm ít nước gừng vào

Thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất

Cuối cùng, bạn cho 2 cốc nước lạnh vào bình

Chúng ta có thể uống nước ép nghệ tươi với đá lạnh giống như uống các loại nước ép hoa quả khác, hoặc bảo quản trong tủ lạnh dùng trong một vài ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể uống nước ép nghệ với rau mùi tươi hay bạc hà.

Lưu ý:

Nghệ tươi nhìn chung rất an toàn với sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, có một số người có thể gặp một số vấn đề về dạ dày khi dùng nghệ tươi. Ví dụ: Khi chúng ta dùng quá nhiều nghệ tươi cũng sẽ gây ra chứng viêm loét dạ dày.

Hơn nữa, nghệ tươi không hơp với một số người mắc bệnh sỏi thận hay những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật, và có thể gây ra hiện tượng loãng máu.

Nguyễn Lương

(theo Home Remedies)

Rau càng cua và những tác dụng chữa trị bệnh tuyệt vời của nó

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Tuy nhiên, khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn.

Ảnh minh họa

Rau càng cua trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:

- Viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

- Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.

-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Minh Hải

(Theo Vnmedia/Zimbio)

Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?

Nhưng khi thận suy yếu, acid uric dư thừa có thể tồn tại trong cơ thể và lưu thông trong máu, mức acid uric trong máu tăng gây ra một dạng viêm khớp được gọi là bệnh gút. Để kiểm soát acid uric, dưới đây là một danh sách các thay đổi chế độ ăn uống khuyến cáo được thực hiện.

Những thực phẩm cần bổ sung

Tăng kali trong chế độ ăn uống: Kali có chứa citrate có khả năng vô hiệu hóa acid uric và cản trở sự hình thành tinh thể urate. Những tinh thể urate tập hợp xung quanh khớp có thể gây ra đau khớp dữ dội. Chuối được biết đến là một trong những nguồn kali tốt nhất. Bơ, cam và dưa hấu đều chứa lượng kali và có các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Cũng nên thêm nhiều rau quả vào chế độ ăn uống của bạn như đậu, bí, cà rốt, khoai tây và atisô.

Nước ép dâu tây giúp giải độc cho cơ thể và làm giảm lượng acid uric sinh ra.

Nước ép dâu tây giúp giải độc cho cơ thể và làm giảm lượng acid uric sinh ra.

Cần uống nhiều nước hơn: Nước rất cần thiết để giữ thận hoạt động tốt. Nước giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa nhanh hơn và làm giảm lượng acid uric sinh ra. Nước cũng giúp giải độc cho cơ thể. Để tránh lượng acid uric dư thừa, phải uống 10 đến 12 ly nước lọc mỗi ngày. Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, bạn có thể thay thế bằng vài ly nước quả ép bao gồm dưa chuột, dưa hấu, cam, dâu tây, xoài, kiwi nước cam, chanh.

Thêm thực phẩm giàu quercetin: Chất quercetin chống ôxy hóa có tác dụng làm giảm viêm do nồng độ acid uric cao gây ra. Những người bị đau dạ dày hoặc có các triệu chứng khác do nồng độ acid cao có thể cân nhắc việc tăng các loại thực phẩm chứa quercetin. Quercetin dễ hấp thu vào cơ thể và có thể tìm thấy trong một số thực phẩm hàng ngày bao gồm táo, trà xanh và trà đen, hành, tỏi, cải bắp, bông cải xanh và rau lá xanh đậm. Ngoài ra, bạn có thể chọn dùng bổ sung quercetin với khuyến cáo là 250mg, tối đa bốn lần mỗi ngày.

Khoai tây và cà rốt chứa nhiều kali, ăn nhiều rất có lợi cho người bị acid uric máu cao.

Khoai tây và cà rốt chứa nhiều kali, ăn nhiều rất có lợi cho người bị acid uric máu cao.

Nên tránh ăn gì?

Thực phẩm giàu purine: Purine nhiều trong cơ thể làm tăng sản xuất acid uric. Nếu nồng độ acid uric của bạn tăng lên, bạn cần phải tránh những thức ăn giàu chất purine. Chủ yếu bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê và các loại lục phủ ngũ tạng của động vật. Một số loại rau cũng có nhiều chất purine như nấm, đậu Hà Lan, măng tây, súp lơ và rau bina. Cuối cùng, tránh các loại hải sản như sò điệp, cá mòi, cá hồi, trứng cá, cá thu và cá cơm.

Rượu: Uống rượu sẽ góp phần làm mất nước, khiến cơ thể khó bài tiết acid uric. Đồ uống có cồn cũng là một nguồn purine khiến cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn và góp phần gây ra cơn gút cấp.

Nước chứa fructose nhân tạo: Nước ép trái cây đóng sẵn, nước ngọt và nhiều đồ uống có hương vị khác sử dụng chất làm ngọt fructose nhân tạo. Cơ thể tăng cường phá vỡ và giảm mức fructose nhân tạo có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều acid uric.

Dùng nhiều muối: Quá nhiều natri từ muối không bao giờ tốt cho cơ thể, làm tăng huyết áp và mức acid uric. Tăng cường dùng các thực phẩm có natri thấp và tránh thêm natri dưới dạng muối ăn vào bữa ăn của bạn.

Thực phẩm chiên xào: Dầu chiên xào bị ôxy hóa là không tốt đối với hệ thống tiêu hóa và có nhiều chất béo chuyển hóa trong thức ăn chiên của bạn. Cố gắng dùng thức ăn tươi tại nhà thay vì mua các món đồ làm sẵn mà thường đã được chiên.

Carbohydrate tinh chế: Để kiểm soát acid uric, bạn cần giảm thực phẩm tinh bột tinh chế. Cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường để cung cấp năng lượng. Một số carbohydrate tinh chế có thể góp phần làm tăng acid uric, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và kết quả làm tăng đường máu và béo phì.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, một số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn để ngăn chặn sự sản xuất và đào thải acid uric. Tuy nhiên, tác dụng phụ đối với tất cả các thuốc điều trị giảm acid uric có thể bao gồm nguy cơ tạo sỏi thận, đau dạ dày, phát ban và buồn nôn.

BS. Thanh Hoài

Một ngày cho trẻ ăn bao nhiêu trứng là đủ

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).

Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ).

Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiều là đủ?

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:

Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần

Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng tốt nhất

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, anh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trưng ôp 97%.

Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Thay đổi chế độ ăn với 4 quy tắc đơn giản

Dưới đây là 4 quy tắc đơn giản bạn nên áp dụng trong chế độ ăn hàng ngày:

Thay đổi chế độ ăn với 4 quy tắc đơn giản

1. Tăng cường rau xanh

Bạn hãy tăng cường các loại rau củ và trái cây trong thực đơn hàng ngày. Ngoài việc cung cấp các vitamin và dưỡng chất, chất xơ trong các loại hoa quả và rau xanh còn hỗ trợ giảm cân bằng cách giúp bạn no lâu và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏa mạnh.

2. Đảm bảo lượng protein

Protein cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động hiệu quả ở mức độ tốt nhất. Chế độ ăn không đủ protein có thể dẫn tới giảm khối cơ, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp.

3. Uống đủ nước

Hãy đảm bảo uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày. Uống đủ nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo. Bạn có thể thêm một vài lát chanh, quả mọng hoặc vài lát dưa chuột để tăng hương vị. Các loại trà thảo mộc hoặc trà xanh cũng là lựa chọn tốt để bổ sung nước cho cơ thể.

4. Ưu tiên thực phẩm giàu sắt

Đây là một khoáng chất cần thiết để tạo hemoglobin trong hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn tới giảm năng lượng và mệt mỏi. Bạn hãy chọn những thực phẩm giàu sắt dễ hấp thu, bao gồm thịt nạc, đậu lăng và ngũ cốc bổ sung sắt.

BS P.Liên

(Theo BHM)

5 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng

socola cải thiện tâm trạng

Hạt óc chó

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, óc chó chứa nhiều chất đạm (giúp bạn có cảm giác no và duy trì đường huyết ổn định) và chất xơ. Hạt óc chó cũng là nguồn cung cấp ma giê và photpho. Hàm lượng magiê cao giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Hạt óc chó cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và ít carbohydrat, có nghĩa là sẽ không tăng lượng đường huyết và insulin. Tăng insulin cũng là một nguyên nhân khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ nhất là vào cuối buổi chiều.

Cải xoăn

Cải xoăn là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin K, magiê và chất xơ. Cải xoăn cũng chứa hàm lượng đồng cao, một loại khoáng chất có hoạt tính giúp hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng.

Hàu

Hàu chứa rất ít calo và có tác dụng giảm viêm. Hàu tốt cho sức khỏe tim và góp phần cải thiện tâm trạng sau khi ăn vì chúng cải thiện lưu thông máu. Hàu cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega-3 và từ lâu đã được coi là một chất kích thích tình dục. Những con hàu chứa nguồn kẽm và vitamin B12 tuyệt vời. Kẽm có vai trò giúp cơ thể chống stress và cần thiết để não bộ điều chỉnh tâm trạng và trí nhớ.

Cà phê

Caffein có trong cà phê có thể giúp tập trung tinh thần, cải thiện tâm trí. Việc sử dụng cà phê cũng có thể giúp chống bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ trầm cảm. Nên tránh uống cà phê nhiều đường vì nó có thể gây đầy hơi.

Cà phê chứa khoảng 150mg caffein/cốc. Sử dụng hạn chế khoảng 300mg/ngày và uống vào thời điểm bạn muốn tỉnh táo nhất trong ngày.

Sô cô la đen

Sô cô la đen là một trong những chất cải thiện tâm trạng tốt nhất. Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất

BS Thu Vân